Thứ Năm, 15 tháng 5, 2008

Tìm hiểu thuyết Tứ Diệu đế - Phật Giáo




Đức Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Hòang tử Siddhartha Gautama xứ Ấn độ, từ bỏ quyền uy, tước vị, từ bỏ giàu sang , hưởng thụ của một hòang tử ngài xuất gia quyết đi tìm ra chân lý để cứu độ chúng sinh. Tứ Điệu đế là giáo lý căn bản của Phật giáo được đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cho các đệ tử, để hiểu rõ hơn về chân lý rất đời thường nhưng lại vô cùng cao siêu của đức Phật, chúng ta hãy đọc để cảm nhận và biết đâu sẽ tìm được sự thanh thản cho tâm hồn.

Khổ đế
sự thật khổ của đời, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính khổ não, nó bao gồm tâm sinh lý của con người mà ra, không do nhân duyên, tiền định. Căn cứ theo kinh phật có thể chia ra làm ba thứ khổ:
1. khổ khổ: chính là cái khổ chồng lên cái khổ, bản thân đã là khổ lại còn bị hòan cảnh chung quanh đè lên bao cái khổ khác.
2. hoại khổ: không có gì là bất biến, vĩnh hằng, phật gọi là họai khổ hay đời là bể khổ, đây chính là Vô thường. Vạn vật trong vũ trụ đều bị hủy họai qua thời gian, đều bất lực trước thời gian, sắt phải mục, đá phải mòn thì bản thân con người càng bi hủy họai nhanh chóng hơn nữa.
3. Xâu xa hơn phật nhìn nhận cuộc đời con người một cách trực tiếp, phản ánh thực tiễn thế giới quan, con người bị thế giới bên ngòai ràng buộc, phụ thuộc kết hợp với tiềm thức chi phối dẫn đến thân tâm Vô ngã tức là con người không có được 1 cái tôi độc lập, ngũ uẩn: uẩn ( thân xác vật chất ), thụ uẩn ( cảm giác, cảm xúc ), tưởng uẩn ( tri giác, tưởng tượng ), hành uẩn ( hành vi, ý muốn của con người ), thức uẩn ( tập hợp ý thức ) đây là các điều kiện, mệnh lệnh của tiềm thức dẫn đến nổi khổ của con người.

Tập khổ đế: Đi tìm nguyên nhân đem lại đau khổ, tìm cái gốc của sanh tử, luân hồi là chân lý về sự phát sinh cái khổ. Không hiểu chân lý thì khổ, tham dục vô minh thì khổ. Cội gốc của sanh tử luân hồi là do những phiền não mê lầm, là những dục vọng xấu xa, những ý niệm sai trái làm não lạon thâm tâm chúng ta, Gồm thập nhị nhân duyên:
1.Tham
2.Sân
3.Si
4.Mạn
5.Nghi
6.Thân kiến
7.Biên kiến
8.Kiến thủ
9.Giới cấm thủ
10.Tà kiến

Diệt khổ đế:
Đi tìm cách chữa trị, sau khi chỉ ra các cái khổ của trần gian, nói rõ những nguyên nhân gây nên cái khổ đức Phật mới nói đến diệt đế, nói đến sự thật, về hòan cảnh tốt đẹp, an lạc mà con người đạt được khi diệt tục, hết mê.
Lấy ví dụ như khi chúng ta bỏ đi một cái cây thì phải lấy đi cả phần rễ ăn sâu và đất, hay như một cái phao càng bỏ bớt vật nặng ra thì phao càng nổi. Đó chính là con đường để diệt khổ.
Tuy nhiên diệt khổ, tức lọai bõ những phiền não do tâm bất định mà ra chưa đủ để an lạc mà còn phải biết giữ lấy kết quả đó cho chắc chắn, không được nới bỏ, vì thế phật chỉ ra

Đạo đế: Phật chỉ chỉ ra con đường đề thóat khổ. Nếu biết rõ nguyên nhân của khổ, vì sao mà khổ, biết được con đường để giải thóat mà không có phương pháp lại càng khổ, chính vì vậy Đạo đế là phần quan trọng nhất trong tứ diệu đế. Nội dung cơ bản của đạo đế là Bát chánh đạo, gồm:

Chính kiến : hiểu biết đúng đắn
Chính tư duy : suy nghĩ đúng đắn
Chính ngữ : lời nói đúng đắn, trung thực, thận trọng
Chínhnghiệp: hành động đúng đắn
Chính mạng : kiếm sống chính đáng, lương thiện
Chính tin tiến: siêng năng phấn đấu để tiến bộ
Chínhniệm : tâm niệm điều thiện lành, nẻo chính
Chính định : tập trung tư tưởng đúng đắn

Thông tuệ Bát chính đạo có ý nghĩa rất thiết thực đối với cá nhân, xã hội, đối với đời sống tương lai. Bát chánh đạo giúp con người cải thiện tự thân, cải thiện hòan cảnh.

Phật giáo và triết lý Phật giáo rõ ràng dựa vào cuộc sống, căn cứ trên những chuyển biến tâm, sinh lý của con người để chỉ rõ những nguyên nhân gây nên nổi khổ, những điều kiện tạo nên cái xấu xa, chỉ ra cho con người thấy 2 thái cực trái ngược nhau là vô minh và an lạc. Có thể nói Phật Giáo là tôn giáo vô thần vì không như các tôn giáo khác lấy siêu tự nhiên để giải thích sự vật, hiện tượng, giải thích thế giới ( xây dựng triết học vô hình ), qua tham khỏa Tứ diệu đế càng thấy rõ hơn triết lý Phật giáo không phài là những gì cao siêu, tưởng tượng về 1 thế giới thứ 2 vô hình mà là cái thực tại ( niết bàn là ở tự thân chứ không phải là vị trí thiên đường ), con đường tu đạo chủ yếu là tu dưỡng bản thân chứ không phải chờ đợi sự cứu độ của đấng bề trên. Con người trở nên an lạc khi tự thân diệt bỏ tham dục vô minh và nếu như tất cả đều được như vậy thì phải chăng thế giới hiện tại bản thân nó đã trở thành thiên đường.




Bài viết bằng cảm nhận chủ quan, các nội dung trên có thể chưa chính xác hoặc làm nhiều người chưa đồng tình. Mong nhận được ý kiến đóng góp.




P.Trung

Không có nhận xét nào: